Mối Quan Hệ Của Độ pH Đối Với Đất và Cây Trồng
1. pH đất là gì?
pH hay chỉ số pH (còn gọi là độ pH) là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14 phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường.
Trên thực tế, các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp.
Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt.
2. Phân loại đất thông qua độ pH và các biện pháp cải tạo đất
pH = 7: Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng
pH > 7: Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…
pH < 7: Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh
2.1. Đất có độ pH từ 3.0 đến 6.5 (đất chua, đất phèn, đất axit)
Đặc điểm:
+ Loại đất có tính axit cao (đất rất chua),
+ Nồng độ các vi chất Mn, Al và ion tăng mạnh
+ Các dưỡng chất Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden…giảm hoặc khó hòa tan, bị đất giữ chặt.
Các nguyên nhân làm đất nhiễm phèn:
+ Do kết cấu đất: Đất có kết cấu nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đá thường dễ bị rửa trôi
+ Nước mưa và nước tưới dư thừa cuốn theo các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ
+ Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N,P,K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm
+ Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… sau 1 thời gian dài
+ Giải chất hữu cơ: thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg
+ Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân
Tác hại của đất chua đối với cây trồng:
+ Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm giảm sút sản lượng nông nghiệp
+ Đất chua nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây, làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được
+ Cây trồng khó hấp thụ các vi chất K, Ca, Mg…dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.
+ Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…
Các biện pháp cải tạo đất phèn:
– Bón phân lân:
+ Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, hạ độc phèn.
+ Sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.
– Bón phân hữu cơ đã hoai mục:
+ Có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, …
+ Kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn, giảm độc đối với cây trồng.
– Bón vôi:
Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.Vôi bón vào đất chua có những lợi ích chủ yếu là:
+ Giúp chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan hơn.
+ Cải thiện cấu trúc đất.
+ Cung cấp các chất dinh dưỡng như Ca, Mg cho cây trồng.
+ Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích.
+ Trung hòa độ chua do phân bón gây ra.
+ Giảm độc chất ảnh hưởng đến cây trồng (các kim loại nặng hòa tan mạnh khi pH thấp)
Tỷ lệ bón vôi cải thiện độ pH đối với đất phèn chua
– Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)
+ pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
+ pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
+ pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)
– Với đất có tỷ lệ cát cao
+ pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
+ pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
+ pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)
Khi bón vôi cần kết hợp với các phương pháp đào xới đất, giúp vôi được trộn đều vào đất.
2.2 Đất có độ pH từ 6.6 đến 7.5
Đặc điểm
+ Đất axit trung bình (đất trung bình).
+ Thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
Ảnh hưởng của đất trung bình đối với cây trồng
+ Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
+ Quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển mạnh.
+ Các loại vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.
Biện pháp cải tạo:
+ Loại đất này cơ bản không cần tác động thêm,
+ Lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.
2.3 Đất có độ pH từ 7.5 trở lên
Đặc điểm và ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng:
+ Đất có tính hơi kiềm.
+ Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
+ Các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
+ Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.
Biện pháp cải tạo đất kiềm:
Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….
3.Các phương pháp kiểm tra độ pH đất
3.1 Sử dụng máy đo pH đất
Cách làm: chỉ cần cắm máy đo pH đất xuống mặt đất cần kiểm tra độ pH, chờ khoảng 1 phút kết quả sẽ hiển thị trên màn hình.
CMTFast chuyên phân phối một số máy pH đất chuyên dụng bà con có thể tham khảo như:
>> Click để tham khảo chi tiết máy đo pH đất và độ ẩm đất Takemura DM-15
>> Click để tham khảo chi tiết máy đo pH đất Takemura DM-13
>> Click để tham khảo chi tiết máyt đo pH và nhiệt độ của đất Hanna HI981030
>> Click để tham khảo chi tiết máy đo pH đất chuyên dụng cầm tay Hanna HI98168
3.2 Sử dụng giấy Quỳ xác định độ pH đất:
Cách làm:
+ Lấy mẫu đất trồng thuộc tầng lớp canh tác (hay phần đất có nhiều rễ non phát triển nhiều nhất)
+ Bỏ mẫu đất vào ly có đựng nước cất, khuấy đều và để lắng trong thời gian từ 15 – 20 phút
+ Lấy giấy quỳ nhúng vào dung dịch đất đà pha loãng, sao cho nước thấm hết phần bề mặt giấy quỳ (2/3).
+ Lấy giấy quỳ ra, đợi khoảng 1 phút và so sánh màu giấy quỳ đã chuyển với bảng màu pH
4. Tổng kết
Với những thông tin trên, CMTFast hy vọng bà con có thể chọn được thiết bị và biện pháp cải tạo đất phù hợp với khu đất của mình. Ngoài ra, bà con cần tư vấn gì thêm vui lòng liên hệ tới Hotline: 0981.223.253 hoặc gửi tới hòm thư [email protected] chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể.